Hoa atiso: loại rau cao cấp

Atisô có tên khoa học là Cynara Scolynus Lour do người atiso Pháp đưa vào Việt Nam và được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, rồi đến Sa Pa, Tam Đảo (những nơi có khí hậu ôn đới). Ở Việt Nam hiện nay atisô được trồng chủ yếu tại Đà Lạt (Lâm Đồng) và một ít ở Sapa. Tại Đà Lạt, bởi đây là loại cây trồng đặc biệt khó tính nên vào thời hoàng kim nhất, diện tích atisô cũng chỉ đạt đến con số không quá 120ha; trong đó, tập trung ở vùng Thái Phiên của phường 12 khoảng 60ha. Mặc dù loại cây trồng nhập ngoại atisô có thể được xem là cây trồng truyền thống của người dân Đà Lạt nhưng trước sức cạnh tranh khá khốc liệt với các loại cây rau và hoa khác, atisô đã trở nên lép vế. Dần dần với dân nhà vườn Đà Lạt, atiso là loại cây trồng “phập phù” nhất của xứ rau hoa này.


Hoa atiso

Thực tế cho thấy, nếu như năm 2005, tại phường 12 – vùng atisô trọng điểm của thành phố Đà Lạt, diện tích cây atisô lên đến khoảng 80ha (chiếm 80% tổng diện tích atisô toàn thành phố) thì nay diện tích này đã giảm xuống còn hơn 40ha, thay vào đó là những nhà kính, nhà lưới trồng rau, hoa khác mọc lên. Đặc biệt, trong hai năm 2008-2009, khi giá atisô bị “tuột dốc” mạnh (chưa tới 10.000 đồng/kg) thì các loài hoa như hoa cúc, cát tường… lại được giá khá cao nên bà con đã chuyển đổi phần lớn diện tích trồng atisô sang trồng những loại cây được giá.


Vườn hoa atiso

Hoa atisô là một loại rau cao cấp. Nên chọn những bông atisô mập, chưa nở (không nhất thiết phải chọn hoa to, vì loại này đã già, ít cơm). Người ta thường dùng atisô nấu với thịt, xương, chân giò… được coi là một món ăn bổ dưỡng, cao cấp. Hiện ngành y tế đã sản xuất atisô thành những viên nang hoặc cao lỏng là loại thuốc có tác dụng nhuận gan, mật, lợi tiểu. Nói chung, những người bị các bệnh về gan mật (viêm gan, thiểu năng gan, xơ gan…) nên dùng atisô lâu dài (có thể dùng dưới dạng trà, cao, viên đều được).


Hoa atiso nấu chân giò
Atiso ngâm đường

Công dụng từ hoa Atiso :”>

Nên nhớ là lá atisô mới chứa nhiều hoạt chất nhất, còn các bộ phận khác (hoa, thân, rễ) hoạt chất không cao nên chỉ có ý nghĩa như một loại trà mà thôi.
Hoạt chất chính của atisô là cynarine có vị đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa… Atisô được dùng dưới các dạng: Trà atisô gồm các bộ phận: thân, rễ, hoa, lá – là loại thuốc uống có tác dụng tốt cho gan và lợi tiểu tiện. Đây cũng là đặc sản của Đà Lạt và ít có du khách nào khi đến Đà Lạt mà không mua vài gói trà atisô về uống cũng như làm quà cho người thân.

Cao atisô nấu từ lá atisô (vì các thành phần khác nhiều nước, ít hoạt chất). Đặc điểm của cao atisô là đắng, nhưng để lại dư vị ngòn ngọt. Mỗi ngày dùng 5-10 gr dạng cao mềm, uống lâu dài sẽ có tác dụng tốt đối với những người bị các bệnh về gan (thiểu năng gan, xơ gan…). Cần lưu ý là nếu cao atisô mà ngọt tức không phải cao nguyên chất, vì vậy để tránh mua phải cao giả, kém phẩm chất, tốt nhất mua tại các cơ sở có uy tín, có thương hiệu.

Dưới đây là 8 công dụng của atiso:

1. Chứa nhiều chất chống ôxy hóa: Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).

2. Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư: Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atisô cho thấy, atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú. Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

3. Điều tiết sự lưu thông của mật: Lá atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.

4. Tốt cho gan: Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.

5. Cải thiện khả năng tiêu hóa: Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.

6. Điều trị chứng buồn nôn: Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.

7. Giảm cholesterol: Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).

8. Lượng chất xơ cao: Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ hàng Tài khoản Yêu thích