Quýt Quang Thuận, niềm tự hào của người dân Bắc Kạn

Cách trung tâm thị xã Bắc Kạn chừng 10km trên tỉnh lộ 256 theo hướng Bắc Kạn – Chợ đồn là tới vùng quýt đặc sản của xã Quang Thuận (Bạch Thông). Quýt Quang Thuận là giống quýt địa phương, được trồng phổ biến và là đặc sản của vùng từ những năm 90. Quýt Quang Thuận có hình quả dẹp, vỏ mỏng, dễ bóc, múi dễ tách, vỏ chín có màu vàng tươi, có quả nặng tới 300 – 400g. Quýt có mùi thơm đặc trưng, ngọt, mát và pha lẫn vị hơi chua. Những ai đã từng dùng thử Quýt Quang Thuận đều có chung một nhận xét là: họ đã đi nhiều nơi và thử nhiều loại quýt nhưng chưa thấy có một giống quýt nào thơm ngon như quýt Quang Thuận, và đó cũng chính là niềm tự hào của người dân nơi đây.


Vườn quýt Quang Thuận

Để có một giống quýt ngon như vậy người dân Quang Thuận đã phải rất vất vả chăm sóc và đấu tranh với thời tiết, với thiên nhiên để bảo vệ giống quýt này. Đối với người dân nơi đây cây quýt đã gắn liền từ nhỏ và nó chính là cuộc sống của họ. Trước đây người dân chỉ trồng vài cây quanh nhà để ăn và biếu người thân, hoặc bán ra đến chợ phiên của thôn bản quanh vùng. Rồi tiếng lành đồn xa xuất phát từ chính bản thân hương vị tuyệt vời khiến những người một lần được thưởng thức quýt Quang Thuận đều không quên được và tìm mua.
Quýt Quang Thuận ra hoa vào cuối tháng 3, đến khoảng tháng 10 – 11 âm lịch là có thu hoạch. Nếu cây trồng bằng hạt thì sau 10 năm mới có thu hoạch với sản lượng lứa quả đầu tiên khoảng 2.5kg/cây; quýt trồng bằng cây chiết thì sau 5 năm đã có thu hoạch với sản lượng lứa quả đầu tiên khoảng 3kg/cây; quýt trồng bằng cây ghép mắt thì chỉ sau 4 năm đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên với sản lượng khoảng 4kg/cây.

 Mùa quýt

Quýt Bắc Kạn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào ngày 14/11/2012. Như vậy, sau sản phẩn hồng không hạt, đây là sản phẩm thứ hai của tỉnh Bắc Kạn được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ hàng Tài khoản Yêu thích