Bạn có thể dùng Hộp Quà Tết Các Loại Hạt Dinh Dưỡng Tốt Cho Sức Khỏe 400g để làm quà thực phẩm cho người thân, bạn bè trong dịp Tết này!
HỘP QUÀ TẾT 2014 – GIÁP NGỌ CÁC LOẠI HẠT DINH DƯỠNG CAO CẤP CỦA TINFOOD.
Hạt dẻ cười được coi là loại hạt giàu chất dinh dưỡng và cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
THANH CAO VÀ BỔ DƯỠNG VỚI HẠT SEN
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng”
Bông sen không hề xa lạ gì với người dân nước ta, từ xưa đến nay loại hoa thanh cao“gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” ấy đã gắn liền với người dân. Hiếm có loại hoa nào mà từ gốc đến rễ, thân, lá, hoa…. đều có thể sử dụng được như sen. Hoa sen thì dâng Phật; lá sen thì làm cơm hấp hay rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy cốt nấu cháo với gạo và đậu xanh; ngó sen ăn uống, hầm gà, làm nộm; hương sen ướp chè… Nhưng có lẽ quý nhất vẫn là hạt sen. Theo các tài liệu y học từ xa xưa thì hạt sen (liên nhục) có vị ngọt tính bình, bổ dưỡng an thần; tim sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao; gương sen vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu… Hạt sen là vị thuốc quí, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Hạt sen còn có tác dụng tăng cường tì vị, bảo đảm dinh dưỡng cho toàn thân, điều hòa sự thu nạp thức ăn, tiểu đục và một số bệnh phụ nữ. Theo số liệu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ thì hạt sen rất giàu hàm lượngprotein, magie, kali và phốt pho, trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Cụ thể, 100gr hạt sen có chứa 350 calo, 63-68 gr carbohydrate, 17-18gr protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5gr mỡ, còn lại là các thành phần khác như: nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho). Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28 gr) cung cấp khoảng 5gr protein chất lượng cao, ngoài ra còn giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người. Sau thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia Viện Y học cổ truyền (ITM) ở Portland, Oregon – Mỹ đã phát hiện thấy nhiều tác dụng kỳ lạ của liệu pháp chữa bệnh bằng hạt sen trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và liệu pháp chữa bệnh Ayureda của người Ấn Độ cũng như của các dân tốc trên thế giới. – Công dụng chống lão hóa: Tiến sĩ Dake Tian ở Viện Kushi Institute (KI) Mỹ cho biết, hạt sen và củ hạt sen có chứa một loại enzyme đặc biệt có tên L- isoaspartyl methyltran sfercese có tác dụng “hàn gắn, phục hồi” protein trong cơ thể con người bị tổn thương và cuối cùng làm cho làn da luôn trẻ trung. Chính vì lợi thế này các hãng bào chế dược phẩm, mỹ phẩm hiện nay đang tìm kiếm, triết xuất enzyme nói trên để đưa vào các sản phẩm chống lão hóa của họ. Nghiên cứu trên của KI đã được công bố trên trang y học trực tuyến Water Gardeners International. Bên cạnh đó, hạt sen còn có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là tác dụng chống viêm các mô lợi, nhất là ở nhóm người cao niên. – Công dụng làm trẻ da mặt: Trong y học cổ truyền của người Ấn Độ (Ayurvedic Medicine) hoa sen, hạt sen, lá sen được tận dụng tối đa để làm tăng sắc đẹp cho phụ nữ. Đặc biệt, hoa sen rất giàu axít linoclic protein, phốt pho, sắt, vitamin A và C, được dùng trong spa thư dãn, hoặc tinh dầu sen được pha vào bồn nước tắm, giúp khử tế bào da già cỗi và lưu thông khí huyết. Nước ép từ ngó sen được xem là sản phẩm “đánh tan” các vết nám, tàn nhang, mụn nhọt, làm cho da trở nên sáng láng. Với lợi ích như trên, tại các spa ở châu Á đâu đâu người ta cũng sử dụng liệu pháp này để chữa bệnh. – Y học hiện đại với việc sử dụng hạt sen làm thuốc chữa bệnh: Với lợi ích to lớn của các thành phần có trong cây sen, các nhà khoa học Mỹ và phương Tây hiện đang nghiên cứu triệt để về cây trồng này. Ngoài tác dụng kháng viêm, rất nhiều thành phần trong hạt sen có tác dụng làm giảm huyết áp, qua thử nghiệm trên động vật đã chứng minh được điều này. Cũng qua nghiên cứu, y học hiện đại còn phát hiện thấy trong hạt sen còn có chứa nhiều hợp chất có công năng tác dụng giống như chất làm se (astringent), có tác dụng làm giảm rò rỉ dịch của các bộ phận nội tạng, như lá lách, thận và tim… Vì vậy những người đàn ông mắc bệnh thận, bệnh suy giảm tình dục, nếu thường xuyên ăn hạt sen sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe. Riêng nhân xanh có trong hạt sen tuy có mùi vị hơi đắng nhưng lại có tác dụng “làm mát “, giải nhiệt cho cơ thể. Với lợi thế về mùi vị, màu sắc và dưỡng chất nên hạt sen được con người sử dụng khá phổ biến để làm thực phẩm. Các vị Vua chúa ở Huế xưa kia rất thích món chè hạt sen nổi tiếng của Hồ Tịnh Tâm. Trong dân gian người ta còn chế biến hạt sen thành nhiều món ăn có giá trị bổ dưỡng cao như mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen… vừa ngon miệng, hấp dẫn lại có giá trị dinh dưỡng cao mà không gây hại cho cơ thể.
Nguồn : 24h.com.vn
Với tất cả những lợi ích mà quả óc chó mang lại, nó xứng đáng với ngôi vị “vua sức khỏe” trong các loại nguyên liệu, nhất là bản lĩnh đàn ông.
Ngoài ra, từ xa xưa, ở các nước phương Tây, hạt óc chó dùng trị các loại bệnh như tràng nhạc, bệnh ngoài da, lao phổi, đái dầm, ký sinh đường ruột. Lá tươi dùng làm thuốc đặc hiệu chữa bệnh thuộc tạng lao, tràng nhạc, các bệnh về da như tróc lở, ghẻ ngứa, phát ban da. Nó cũng có tính giảm áp lực và giảm glucose- huyết nhẹ.
Theo gió lan xa Mắc-ca có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới Châu Úc. Nhà khoa học và thực vật học Đức, Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra mắc-ca và đặt tên cho chúng theo tên của một người bạn đã qua đời là Dr. John McAdam. Chuyến du lịch thế giới của cây mắc-ca bắt đầu vào năm 1882, khi chúng được vận chuyển một cách bí mật đến Hawaii. William H, Purvis dự định trồng mắc-ca làm bờ rào chắn gió cho các nông trường mía. Tuy nhiên mùi vị ngào ngạt của hoa trái mắc-ca đã làm cho chính chúng tự nổi tiếng. Nông trại trồng mắc-ca đầu tiên được hình thành trên quần đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên mãi đến năm 1960, cây mắc-ca mới du nhập vào Âu Châu, dù vậy, hiện nay đây là một trong 3 loại hạt được đánh giá cao nhất tại châu lục này. Úc Châu hiện là nơi nắm giữ vị trí “thống lĩnh” của loại cây đặc biệt này với 600 nông trại (2 triệu cây), Hawaii xếp thứ hai. Phần còn lại “vào tay” New Zealand, Nam Phi, Kenia, Malawi, Israel, Brazil, California và Paraguay. Tại Việt Nam, từ năm 1994 cây mắc-ca đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở Ba Vì, Đắc Lắc, Sơn La, Phú Thọ. |
Theo Huyền Châu (Món ngon Việt Nam) BẠN AN TÂM TÌM MUA QÙA TẾT CAO CẤP TẠI ĐÂY VÌ ĐÃ CÓ TINFOOD :