Thảo quả: không chỉ là cây thuốc quý

Thảo quả không chỉ là cây thuốc quý mà còn để chế biến các loại gia vị độc đáo không thể thiếu trong chế biến món ăn của người Á Đông. Cây thảo quả là một loại cây thảo sống lâu năm. Cây cao khoảng 2-3 mét, thân rễ mọc ngang có đốt, đường kính 3-4cm, phía ngoài màu hồng, giữa màu trắng, thơm, mẫm. Lá mọc so le, dài 70cm, rộng 18-20cm, có cuống ngắn, bẹ lá có khía dọc, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Cụm hoa hình bông, mọc ở gốc dài 13-20cm, có mang những bông hoa màu đỏ nhạt. Quả có cuống ngắn, mọc thành chùm sít nhau, hình tròn hay hình nón, đường kính 1,5-2cm, màu đỏ thẫm, chia 3 ô, mỗi ô có khoảng 7 hạt có áo hạt, thơm, hạt hình tháp ép vào nhau, rất thơm. Quả này khi phơi khô sẽ dài ra, co lại và nhăn nheo theo chiều dọc. Cây ra hoa về mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7), có quả vào mùa đông (tháng 10-12). Điểm đặc biệt của cây thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh ở một số huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La.


Cây thảo quả
Chùm thảo quả tươi vừa hái


Thu hoạch thảo quả

Công dụng:
Trong nhân dân ta, thảo quả được dùng chủ yếu làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, ngực bụng chướng đau, ho, sốt, tiêu chảy. Liều dùng mỗi ngày 3-6g, tán bột uống.
Thường dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, ỉa chảy, trị sốt rét, lách to; còn dùng ngâm nuốt nước, chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi. Liều dùng 3-6 g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên.


Thảo quả sấy khô

Ở Ấn Độ, hạt và dầu được dùng như loài Amomum subulatum Roxb. để làm thuốc lợi tiêu hoá, dùng chữa đau thần kinh, dùng trong bệnh lậu như kích dục và giải độc khi bị bò cạp đốt hoặc rắn cắn. Dầu hạt thơm, kích thích, lợi tiêu hoá dùng đắp lên mí mắt để tiêu viêm.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) Thảo quả được dùng chữa ho đau ngực có đờm loãng, bụng dạ lạnh đau, tỳ hư ỉa chảy, nôn oẹ và sốt rét.

Bánh chưng, chè kho là hai món ăn truyền thống hầu như không thiếu mặt trong những mâm cỗ Tết của nhân dân ta ở nhiều địa phương. Ăn bánh chưng với chè kho rất ngon, làm tăng thêm hương vị của miếng bánh chưng lên nhiều. Nguyên liệu để nấu chè kho ngoài đậu xanh, đường kính và vừng trắng ra, không thể thiếu thảo quả.
Để chuẩn bị nấu chè kho cần ngâm đậu xanh, đãi sạch vỏ, phơi ráo nước rồi đem rang cho tới lúc hạt đậu có rám vàng sẽ đem đậu xay thành bột mịn. Vừng được rang chín, xát sạch vỏ. Đem thảo quả khô, giã nhỏ và rây lấy bột. Cho bột đậu cùng đường kính (lượng hai thứ bằng nhau) và thảo quả khấy đều với nước lọc. Đặt lên bếp lửa đun và khuấy đều tay cho đến lúc chè đặc quánh và ráo xoong là được. Đổ chè ra đĩa mỏng hoặc đổ vào những khuôn có hình hoa, rồi rắc vừng lên trên. Chè kho ăn nguội và thường ăn với bánh chưng, khi ăn cắt chè thành những miếng nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ hàng Tài khoản Yêu thích