Trái hồng Đà Lạt

Hồng có xuất xứ từ Nhật Bản và được coi là một loại đặc sản của xứ sở Phù Tang. Hồng được ghi nhận có mặt trên đĩa trái cây ngày Tết tại Trung Quốc và Nhật từ hơn 1000 năm qua, xuất hiện tại châu Âu từ đầu thế kỷ thứ 19. Cây hồng có thể cao hơn 15 m và sống từ 100-150 năm và đếm được hơn 800 loại. Có nhiều người không ưa vị chát đặc trưng của hồng cho đến khi người châu Á tuyển chọn, lai tạo và xuất khẩu được loại hồng hoàn toàn mới có vị ngọt và thơm ngon. Hiện nay hồng được ươm trồng trên khắp Thế giới và có thể lên đến hơn 2000 loại.
Cây hồng du nhập đến Đà Lạt vào nhiều thời kỳ, nhiều cách… Vào khoảng năm 1889, khi người Pháp lập thử vườn trồng tỉa tại Dankia. Vào năm 1933, khi Đà Lạt có đường xe lửa, xe ô tô, người Pháp và Việt đưa cây hồng đến trồng rải rác ở các nhà vườn… Từ năm 1956 – 1975, cây hồng được đưa giống từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Hạ Uy Di vào trồng thực nghiệm ở vườn hoa, đèo Prenn… Từ đó đến năm 1991, cây hồng đã phát triển, gần 80 – 90% gia đình vườn nào cũng có trồng hồng từ 1 vài cây đến hàng trăm cây.


Hồng còn xanh trên cây (ảnh: www.chupanhdao.com)

Không chỉ nổi tiếng là thành phố ngàn hoa, Đà Lạt còn nổi tiếng với nhiều loại trái cây đặc sản của thành phố cao nguyên này. Các loại trái cây thì mùa nào thức ấy, nhưng chủ yếu là vào mùa hè. Đào ở đây ngọt thanh, thể hiện đúng sắc thái mát mẻ, nhẹ nhàng của Đà Lạt. Dịp Trung thu hồng bày bán đỏ chợ, những loại hồng bom, hồng trứng giòn giã và ngọt lịm. Hết mùa hồng tươi thì lại có hồng khô, độ giòn và độ ngọt còn sắt nét hơn cả hồng tươi. Cây hồng Đà Lạt hiện nay gắn liền với đời sống dân cư như cây rau, cây hoa, nó thích hợp với kinh tế vườn. Đến mùa thu hoạch trái hồng, sinh hoạt mua bán diễn ra nhộn nhịp, đã có một số gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ vào cây hồng.

Trước đây ở Đà Lạt chỉ có 2 loại giống hồng là hồng vương (hay hồng chén): to như cái chén, loại hồng này nhiều hạt và dẻo. Loại thứ 2 là hồng trứng: nhỏ chỉ vừa một miếng ăn, không hạt và cũng rất dẻo. Không riêng gì dân Đà Lạt mà cả những người ở nơi khác thích loại hồng trứng hơn vì nó đẹp và không hạt, ăn ngon. Ngoài trái hồng tươi, Đà Lạt còn có những loại hồng chế biến khác như: mức hồng, hồng khô, hồng vôi… Hồng đỏ được dùng khi thật chín và là loại trái cây nhiều năng lượng, 66 Kcal/100 g, do chứa nhiều đường, ngang ngửa với nho và anh đào.

Người ta còn tiêu thụ hồng bằng cách để hồng chín mềm ăn tươi, hồng ngâm vôi cho hết chát, ăn dòn, hồng làm rượu… Cũng vì sự phức tạp ấy nên người tiêu thụ có thể phân biệt được bằng thói quen. Người ta gọi tên trái hồng theo dạng trái hoặc địa danh như như Hồng vuông, Hồng chén, Hồng trứng, Hồng Tàu, Hồng Nhật… Trong trái hồng còn xanh có chất tanin nên rất chát, khi chín vị rất ngọt, tùy loại giống và chất đất mà mỗi trái hồng chứa chừng 13 – 15% đường glucoza, saccaroza và fructoza; khoảng 115 – 160 % protein


Hồng được cắt ra sấy khô (anh: www.chupanhdao.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ hàng Tài khoản Yêu thích