Hồng Xiêm Thanh Hà

Hồng Xiêm Thanh Hà

Hồng xiêm (Sapôchê) là cây ăn quả nhiệt đới. Nguồn gốc ở vùng tây nam Mêhicô ,được nhập vào nước ta từ lâu và được trồng ở nhiều vùng. Tập chung nhất là ở đồng bằng sông cửu Long như Bến Tre,Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Ở miền bắc tập chung ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nội,Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây. Ngoài ra còn đựợc trồng nhiều ở Miền Trung- Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An.Hồng xiêm dễ trồng , không kén đất có thể trồng trên đất bị nhiễm chua hoặc mặn hoặc ở vùng gò đồi khô hạn thiếu nước. Cây có quả ổn định quanh năm ,thu hoạch được nhiều tháng quanh năm năng xuất khá cao, từ năm thứ 7(20-40 tân/1ha).

Trồng sớm cho quả : Cây chiết năm thứ 3 đã cho thu hoạch.Hồng xiêm mang lại hiệu quả kinh tế cho những vùng nhiễm mặn, khô hạn, điều kiện canh tác cây lương thực và cây ăn quả khác khó khăn có thể cho lợi tức gấp 5-10 lần lúa trong cùng điều kiện.

112

Quả hồng xiêm chín ăn ngọt, có mùi thơm nhẹ, mát và mềm, dễ tan, là thứ quả quý cho ngừời già, trẻ em, người có bệnh dạ dày và đường ruột..

Tài liệu phân tích 9 giống hồng xiêm ở miền nam Mêhicô cho thấy :

Nước: 69,0-75,7%; VitaminC 8,9-44,1mg/100g; Axit 0,09-0,15%; PH 5,0-5,3; Độ khô 17,4-23,7 độ Brix; Đường tổng số 11,14-20,43% ( trong đó:Glucose 5,84-9,23%; Fructose 4,47-7,13%; Saccharose 1,48-8,75%; Tinh bột 2,98-6,40 %; Hàm lượng Tananh ở vỏ 3,16- 6,45%)

Ngoài ra, ở quả hồng xiêm chưa chín còn có các hợp chất như garlicaxit, caffoylquynic, catechins. Ở phôi nhủ của hạt có 1% saponins và 0,08% sapotinin, sử dụng nhiều hơn 6 hạt dễ bị ngộ độc. Quả hồng xiêm phơi khô , hạt , vỏ có thể dùng để làm thuốc.

Hồng xiêm là cây gỗ cao, có tán đẹp lá xanh quanh năm, vừa là cây bóng mát vừa là cây cảnh. Trồng hồng xiêm lấy quả, lây nhựa đồng thời là cây xanh có tác dụng cải tạo môi trường sống. Vì vậy ,hồng xiêm cũng là loại cây đáng chú ý trong phong trào phủ xanh đất trống đồi trọc hiện nay.

II.Nguồn gốc, phân bố, sản xuất trên thế giới và Việt Nam

Cây hồng xiêm có nguồn gốc ở Mêhicô và trung mỹ,hiện nay được trồng ở nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới. Hồng xiêm được trồng nhiều nhất ở Tây Ấn vào năm 1513-1525. Diện tích trồng hồng xiêm ở Ấn Độ khoảng 5000ha và được xem là nước trồng nhiều hồng xiêm ở châu Á.

Ở châu Á ngoài hồng ngoài Ấn Độ ra còn có các nước khác trồng hồng xiêm như Malaixia,Inđônêxia,Thái Lan,Việt Nam,Philipin,Trung Quốc. Ở châu Mỹ có Mêhicô,Hoa kỳ(trồng ở bang Florida, và Hawai..)

Hồng xiêm không được xếp vào loại quả chủ yếu, tổ chức lương thực thế giới PAO không làm thống kê hàng năm với hồng xiêm, thời gian sau thu hoạch rất ngắn, quả lại chín không cùng một lúc,không dùng nhiệt độ thấp bảo quản nên tiềm năng buôn bán trên thị trường thế giới bị hạn chế.

Ở nước ta hồng xiêm được trồng từ bao giờ cho đến nay chưa ai nghiên cứu. Tuy không phải loại quả xuất khẩu chính nhưng nhờ có các ưu điểm như: dễ trồng ,không kén đất, cho quả ổn định, ít sâu bênh, quả ngọt, lại có thể trồng ở các vùng khí hậu khắc nghiệt làm cây bóng mát rất tốt lên được dân ta ưa chuộng

Ở Xuân Đỉnh ,Từ Liêm hầu như nhà nào cũng có hồng xiêm với tổng số hơn 13,768 cây ở các lứa tuổi, đây vốn là nơi có giống hồng xiêm ngon nổi tiếng phía Bắc.

Ở Hải Dương, xã Thanh Sơn,huyện Thanh Hà có 1.700 hộ gia đình, toàn xã có 18.700 cây là nơi có nhiều hồng xiêm nhất tỉnh Hải Dương và trồng giống hồng Thanh Hà.

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hồng xiêm là loại quả có tính hàng hóa và thị trường tiêu thụ mạnh, có những nơi trồng khá tập chung như ở cù lao Mỹ Phước, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng.

Theo tài liệu thống kê của Viện Nhiên cứu Cây ăn quả miền nam, năm 2000 ở Đồng bằng sông cửu Long có 5.134ha hồng xiêm , chiếm 2,15% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng. Trong đó nhiều nhất là tỉnh Tiền Giang 2.300ha rồi đến Sóc Trăng 1400ha, Trà Vinh 668ha, Cần Thơ 500ha.

III. Các giống hồng xiêm

1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thường trồng phổ biến 2 giống:

a, Sabôta

Cây cao khoảng 10m, mọc khỏe ít sâu bệnh, cho nhiều quả( trên 2000 quả/cây/năm) quả tròn nhỏ nặng 50-100g vị nhạt, thịt quả có cát. Do phẩm chất quả kém nên ít được ưa chuộng, diện tích ngày càng giảm dần.

b, Sabôxiêm ( Sabô lồng mứt, Sabô Cần Thơ)

Cây cao 7-10m, sau 10-30 trồng tán rộng 6-10m lá xanh rộng day hơn Sa bô ta. Cây cho quả 50- 100 kg/cây/năm tùy điều kiện chăm sóc. Quả to năng 150-300g, chiều dài quả 7-10 cm, đường kính 4,5-6,0 cm , thịt mịn, thơm ngọt rất hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trồng với mật độ 150-200 cây /ha. Giống này tỉ lệ cho quả thấp vì vậy nên trồng xen thêm giống Sabô để tăng khả năng đậu quả. Giống Sabô xiêm có 2 dòng: ruột tím và ruột hồng đều được trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài 2 giống trên còn có giống Sabô dây của vùng Sóc Trăng , quả to 200-300 g, thịt hơi nhão. Sabô dây Bến Tre quả to 400-600g, thịt mịn. Sabô vỏ xanh thịt mịn, ngọt.

2. Vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận

Thường trồng phổ biến hai giống hồng xiêm Xuân ĐỈnh và hồng xiêm Thanh Hà

a, Hồng xiêm Xuân Đỉnh

Trồng nhìều ở Xuân Đỉnh- Từ Liêm- Hà Nội tán cây có hình chổi xể, cây thưa thoáng, lá màu xanh vàng, trong lượng quả trung bình 100g. Quả chín , thị thơm, ít xơ,là giống chín sớm nhất trong các giống hiện có , là giống chủ đạo rất được thị trường ưa chuộng và diện tích trồng đang được mở rộng.

b, Hồng xiêm Thanh Hà

Trồng nhiều ở huyện Thanh Hà- Hải Dương, tán có dạng hình cầu, cây rậm rạp, nhiều cành lá, mọc khỏe. Lá nhỏ và dài hơn hồng xiêm Xuân Đỉnh. Quả có dạng hơi tròn,quả bầu hơn hồng xiêm Xuân Đỉnh, quả nặng trung bình 80g, cây sai quả , năng suất quả trên cây cùng tuổi cao hơn hồng xiêm Xuân Đỉnh, khi chín ăn ngọt nhưng nhiều cát nên ít hấp dẫn. Quả chín muộn hơn hồng xiêm Xuân ĐỈnh.

Ngoài 2 giống kể trên còn có các giống:

+ Hồng xiêm quả trám:

Tán cây có dạng hình tháp, phân tầng,cành nhỏ, lá màu xanh,nho thuôn dài hai đầu. Quả nhọn có hình quả trám , trọng lượng trung bình 66g, rất sai quả, quả đậu thành chùm. Quả chín ăn rất ngọt, không có cát. Quả nhỏ hơn hồng xiêm Xuân ĐỈnh.

+ Hồng xiêm quả nhót:

Tán cây có dạng hình, lá nhỏ thon dài. Quả hình quả nhót, thường đậu thành chùm, quả nhỏ trung bình 56g. Quả chín ăn ngọt, ngon, không có cát.

+ Hồng xiêm quả dai:

Tán cây hình chổi xể, cành lá xòe rộng, lá to màu xanh nhạt, quả to hơn hồng xiêm quả nhót, quả dài có dạng hình ô van, quả ngon ngot, ăn không có cát.

+ Hồng xiêm Đỗ Trạch (hay hồng Đăm):

Tán cây có dạng hình tháp, lá to dài và rộng hơn hồng xiêm Thanh Hà và và Xuân ĐỈnh. Quả to trung bình nặng 120g hình trứng ngỗng. Quả chín muộn nhất sang tháng 4.

3. Các giống hồng xiêm ở Huế

Các vườn hồng xiêm ở Huế có nhiều giống khác nhau về độ lớn hình dạng và hình dáng quả. Dưới đây là các giống tiêu biểu:

+ Giống quả dài: ( nhìn giống quả xoài)

Quả to, trọng lượng 200-300g, ăn ngọt, nhiều nước.

+ Giống quả tròn:

Quả to có thể 400-500g , trung bình 300g ăn ngọt nhiều nước. Cả hai giống quả này thịt không mịn và chắc bằng hồng xiêm Xuân ĐỈnh.

 

4. Các giống hồng xiêm ở các nước trên thế giới

– Ở Ấn Độ trồng giống Kalipati quả nhỏ; giống Cricket Ball quả rất to, ngọt.

– Ở Inđônesia giống trồng tương đối phổ biến là Sawo Manila hình quả trứng va Sawo Kulan quả hình tròn.

– Ở Philippin có giống cho năng xuất cao Pineras quả to, ít hạt.

– Ở Thái Lan có giống quả nhỏ hình thuôn dài là Karasnai, quả to trung bình. Mùa thu hoạch chính ở Thái Lan từ tháng 9-tháng 12.

– Ở Mỹ bang Forida giống hồng xiêm có năng xuất cao và sớm có quả là Prolific, ngoài ra còn có Russel và Brown Sugar.

IV. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

I. Cách trồng

Đào hố rộng 60cm, sâu 30-40cm, bón lót 30-40 kg phân chuồng hoai mục + 2 kg supe lân, trộn đều với đất bột, đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín tưới ẩm và che nắng cho cây. Khoảng cách cây: 7x7m hoặc 8x8m.


II. Chăm sóc

Chăm sóc

Hồng xiêm ra quả quanh năm nên có nhu cầu phân bón cao. Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/10 – 1/13. Khi cây lớn cho nhiều quả có thể bón 50-100 kg phân chuồng, 0,6-1,0 kg urê, 0,1-1,0 kg supe lân và 0,6-1,0 kg sulfat kali cho một cây. Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh. Thời gian bón tháng 2-3 và tháng 6-7.

– Chống gió bão cho cây:

Rễ hồng xiêm ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp.

– Mùa mưa bão cần chằng các cành chính vào các cây lớn, phạt bớt cành dày và cành ngoài tán.

5. Một số sâu bệnh chính trên cây hồng xiêm:

Rệp hại: Rệp thường hại vào tháng năm trở đi. Khi có rệp thì kéo theo kiến và nấm phát triển. Phòng trừ dùng Wofatox 0,1-0,2%, Bi 58 0,1-0,2%, rải Basudin quanh gốc.

– Ruồi hại quả: Ruồi làm sinh sản giòi ăn phần thịt quả làm quả biến dạng, hoặc rụng non. Phòng trừ là thu hoạch trái trước khi chín, thu nhặt trái bị hại gom lại trộn với vôi đem chôn, sử dụng Wofatox 0,1-0,2% để phun trừ.

– Ngài hại lá, hại hoa: Ngài ăn lá, nụ hoa và quả non, chúng hoạt động mạnh vào lúc cây có cành non, chồi hoa. Phòng trừ dùng Supracide, Cidi, Filitox… để phun trừ.

– Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Do nấm Cephaleurus canescens gây ra. Phòng trừ bằng thuốc gốc đông (hỗn hợp Bordeaux, oxy clorua đồng, Copper zinc… phun lên cây vào sáng sớm.

– Bệnh đốm lá: Do nấm Phaeophleospora indica gây ra. Phòng trừ bằng việc phun thuốc Copper zinc 0,3% hay Mancozeb 0,25%.

V. Nhân giống

Ở Việt Nam hiện nay chỉ phổ biến 1 phương pháp duy nhất là chiết cành, phương pháp gieo hạt, giâm cành, và ghép đều không hiệu quả.

Phương pháp chiết cành : Khi chiết nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già đường kính 1,5-3,0cm. Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân, nhưng tốt nhất nên chọn vào mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa. Sau khi chọn cành dùng dao sắc khoanh lớp vỏ thân một đoạn dài 3-5cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, để phơi 3-7 ngày sau đó bọc bầu chiết. Sau chiết cành 60-90 ngày có thể cắt cành chiết ra vườn ươm cây và ươm giống như các cây trồng khác. Chú ý sửa cành tạo tán cho cây con ở vườn ươm. Mỗi cây chỉ nên để 1 cành chính và 2-3 cành phụ ở cách bầu chiết 35-40cm hoặc 50cm sau này tiếp tục cắt tỉa cho cây con ngoài vườn ươm.

VI. Bảo quản thu hoạch và chế biến
– Ở miền Bắc hồng xiêm sau thụ phấn từ 8-10 tháng quả mới chín, ở miền Nam từ 4-6 tháng. Tiêu chuẩn xác định độ già thu hái là : cuống nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngòai quả rạn nứt và bong ra vỏ quả chuyển màu xanh vàng và nhẵn, khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có .Nên hái quả từng đợt cách nhau 1-2 tuần/lần. Quả thu hoạch lên phân loại trước khi đem rấm.

– Hồng xiêm nên bảo quản ở nhiệt độ 30 0c trong vòng 5 ngày, ở 25 độ C thì 7 ngày.

Trồng hồng xiêm ngòai lấy quả còn có thể lấy nhựa. Trên 1 cây trong 1 năm có thể thu hoạch được 14-15kg nhựa. Nhựa hồng xiêm dùng làm kẹo cao su, nhưng ngày nay nhựa tổng hợp thay thế dân nhựa hồng xiêm nên thị trường mủ hồng xiêm giảm dần

Một món quà thực phẩm cực kì ý nghĩa và tốt cho sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ hàng Tài khoản Yêu thích