Gạo Mường Thanh

Cái tên Mường Thanh là đọc chệch của từ Mường Then có nghĩa là cõi trời – mường trời từ xa xưa đã nổi danh gắn liền với hạt gạo thơm ngon và là vựa lớn nhất vùng núi phía bắc. Hẳn thế mà trên những vùng đất có người Thái cư trú vẫn truyền khẩu:“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” đó cách xếp hạng thứ bậc cho các đồng lúa Mường Thanh (Điện Biên Phủ), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (Lai Châu), Mường Tấc ( Sơn La).

/images/product_images/gaotam_1.jpg

Hạt gạo từ cánh đồng Mường Thanh giờ với tên gọi gạo Điện Biên và đã trở thành đặc sản. Chẳng vậy mà có những con buôn hám lợi trộn gạo kém chất lượng vào gạo Điện Biên để bán kiếm lời khiến cho người tiêu dùng bức xúc.

Điều làm cho hạt gạo từ Mường Thanh trở nên thơm ngon là do điều kiện thổ nhưỡng của vùng đất lòng chảo đặc biệt tốt, cường độ ánh sáng mặt trời quanh năm cao (tương đương đồng bằng sông Cửu Long), biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm luôn trên dưới 10 độ khiến cho hạt thóc dễ nẩy mầm và sinh trưởng.

Chính vì những thuận lợi đó mà ở Mường Thanh bà con sử dụng phương pháp “sạ” (gieo thẳng) chứ không gieo cấy như ở vùng lúa đồng bằng Bắc Bộ. Không chỉ có vậy, nhờ có hệ thống tưới tiêu bảo đảm của công trình đại thủy nông Nậm Rốm (xây dựng năm 1974), hệ thống giao thông nội đồng hoàn chỉnh đã khiến cho chất lượng lúa ở đây rất cao và hầu như không bao giờ bị thiếu nước và sâu bệnh. 

                                                 Nguồn: Tinfood sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục Giỏ hàng Tài khoản Yêu thích